Tuesday, April 29, 2014

Không ăn gạch mới là lạ!


Vấn đề ở đây là năng lực lãnh đạo của chị ở vai trò một bộ trưởng, chứ không phải là việc chị có nhiệt tình hay không, có trách nhiệm hay không.
Vấn đề đi xuống bệnh viện thị sát để nắm bắt tình hình thực tế nhằm chỉ đạo đúng đắn và kịp thời, chứ không phải xuống đến bệnh viện lại dở cái thói đàn bà ra mà đi thăm khoa nhi với khoa sản.
Vấn đề quyền lợi của nhân dân, dân tộc đơn giản là dân được bảo vệ tính mạng ở các bệnh viện, hạn chế tối đa bệnh tật của người dân chứ không phải cứ gào lên rằng tôi đã làm hết mình và tôi đã được quy hoạch lâu dài.
Đần độn về chính trị thì bớt nói đi, mở mồm nói câu nào là dở câu đó mà cứ thích nói. Trong khi các vấn đề của ngành y ngày một yếu kém, phản cảm và truyền thông đang chĩa mũi dùi vào. Bộ trưởng phát biểu chứ có phải ngồi lê tán nhảm ở đầu đường xó chợ đâu.
Cái mọi người cần là chị thật thà tự nhận xét chị có đủ năng lực lãnh đạo ngành y hay không? Chứ chả ai muốn chị nói từ chức cả. Bởi vì, xin từ chức là việc của chị, nhưng cho chị từ chức hay không là việc của đảng và quốc hội.
Phát ngôn dở người như thế, không ăn gạch đá của truyền thông mới là lạ!!!


© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Sunday, April 27, 2014

Ngắn... ngắn #7


Dư luận An-nam lại lên đồng sau khi thủ tướng xứ Nam-củ-sâm từ chức vì vụ chìm phà Sewol làm gần 300 người chết. Đồng thời so sánh với lãnh đạo, quan chức của An-nam mặt dày tham quyền cố vị cho dù có bao nhiêu vụ việc xảy ra, làm thất thoát bao nhiêu nghìn tỷ và chết bao trăm người.
Ngẫm nghĩ lại, thấy sự so sánh và đòi hỏi như thế là quá khập khiễng. Không thể đi so sánh một đất nước giàu có và văn minh với một đất nước nghèo đói và mông muội; một xã hội pháp quyền với một xã hội vô pháp; một con người có tự trọng với một người không có tự trọng.
Có nghĩa, nếu quan chức An-nam mà hành động như quan chức Nam-củ-sâm thì xứ An-nam đã hoành tráng chứ không phải muối mặt ngửa tay vay từng đồng ODA để tập tọe phát triển, phỏng ạ!!!

© 2014 Baron Trịnh

Saturday, April 26, 2014

Café sáng thứ 7 (#28): An-nam thời mạt


1. Dịch sởi vẫn tiếp tục hoành hành, các bệnh viện đang dồn hết lực để giải quyết, cần-lao cũng xoay sở theo các bài thuốc truyền thống để phòng tránh. Nói chung, dịch bệnh không ai mong muốn, tuy nhiên đã xảy ra thì phải chấp nhận những hậu quả và thiệt hại.
Có điều cần lao vẫn nghiến răng trợn mắt vì những phát ngôn và hành động của lãnh đạo bộ Y, đặc biệt là của bà Tiến bộ trưởng. Cứ tưởng năm ngoái là năm đại hạn, sang năm nay chắc khởi sắc hơn. Ấy thế mà không phải. Mới hết quý 1 đã vài vụ phát ngôn khiến cần-lao mình thì giật thót mà chân cứ nhảy cẫng lên như dẫm phải lửa.
Sự việc có phần hơi lắng xuống thì một tờ báo của bộ Y lại đăng bài ca ngợi bà Tiến, là giỏi về chuyên môn, có tâm, có đức,... kiểu “Áo gấm đi đêm”, zời ạ! Thường bài kiểu này người ta gọi là nâng bi, nhưng chả biết với bà bộ trưởng thì người viết bài báo đó muốn nâng cái gì? Bởi vì văn phong và nội dung của bài viết cho thấy đó là một kiểu PR rẻ tiền, không xứng tầm với việc bảo vệ hay nịnh nọt một bộ trưởng.

Wednesday, April 23, 2014

LOA KÈN THÁNG TƯ


Tháng Tư về đan nắng phủ hạ non
Phố trầm mặc bỗng sáng bừng một sớm
Một loài hoa báo hiệu hè đã chớm
Thoáng giao mùa, vẫy gọi nắng, say mê

Hoa rắc hương trên góc phố đi về
Trắng tinh khôi như tâm hồn thiếu nữ
Xanh mướt mùa mộc mạc màu chung thủy
Nhắc câu chuyện tình mãi chẳng tàn phai

PR rẻ tiền?


Trên báo Sức khỏe và đời sống có một bài viết của bác sỹ Tuấn Hùng “bênh vực” cho bà Tiến bộ trưởng y tế với tiêu đề "Ngành Y - Áo gấm đi đêm". Người xưa thường nói “ăn cây nào, rào cây ấy”. Thế nên bạn bác sỹ này bênh bộ trưởng ngành y cũng chả có gì lạ.
Có điều, bạn í ẩn dụ hình ảnh “dẫm phải chân chó” để chỉa mũi dùi vào dư luận, mà ai cũng biết cụ thể là giới báo chí vì bạn í đang đề cập đến vấn đề chị Tiến không biết “nịnh truyền thông”. Hậu quả là các “biệt thự báo” lẫn “lều báo” nhảy ngược lên và cho rằng bạn bác sỹ này gọi những người chỉ trích là chó, bởi vì họ liên tưởng ngay đến câu “chó cứ sủa, đoàn người cứ đi” hehe...
Việc chửi chó mắng mèo liên quan đến chị Tiến và truyền thông mình chả quan tâm. Tuy nhiên thấy bạn bác sỹ này còn tự giới thiệu là nhà khoa học(?) và có hoạt động liên quan đến PR - Marketing(?) mà viết bài như thế này thì thực sự không ổn tý nào cả. Bởi vì cả sự hiểu biết và tư duy của bạn í quá thấp so với những gì bạn í tự giới thiệu.
Rảnh rỗi sinh nông nổi, mình lại đi bóc mẽ bạn í một tý vậy.

Friday, April 18, 2014

Khi xã hội dung dưỡng cho hành vi ăn cắp


Thanh Niên online: “Phải chăng người Việt có thói quen ăn cắp nên dễ đồng cảm với hành vi ăn cắp? Phải chăng tuổi thơ chúng ta đã từng ăn trộm trái ổi, trái táo nên coi hành vi ăn cắp của trẻ vị thành niên là việc rất bình thường trong xã hội?”

Từ những sự việc không mong muốn
Vụ việc một học sinh THCS ở thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê, Gia Lai) bị trói và đeo tấm biển “Tôi là người ăn trộm” vì hành vi lấy cắp 2 cuốn truyện trong siêu thị đã gây nên sự phẫn nộ trong dư luận. Hầu hết các ý kiến đều lên án mạnh mẽ hành vi “thiếu nhân tính” và “làm nhục trẻ em” của nhân viên siêu thị.
Bắt đầu từ một hình ảnh được một trang mạng xã hội. Báo chí đã ồ ạt khai thác và đăng tải thông tin về vụ việc tới độc giả. Hàng nghìn ý kiến của dư luận trên các trang báo mạng và các mạng xã hội. Phần lớn đều đều cảm thông và đồng tình với hành vi ăn trộm sách của nữ sinh và lên án mạnh mẽ hành động “làm nhục” nữ sinh của nhân viên siêu thị.
Sau khi sự việc xảy ra, theo thông tin báo chí, phía gia đình và cô giáo chủ nhiệm đã đến siêu thị nộp phạt và đưa nữ sinh về. Gia đình nữ sinh cũng đã xin lỗi lãnh đạo siêu thị về hành động dại dột của con họ.

Saturday, April 5, 2014

Café sáng thứ 7 (#27): Băng hoại đạo đức


1. Báo chí lá ngón An-nam, ngày qua ngày, kiếm cơm và làm giàu bằng cách giật tít câu vìu các tin cướp hiếp giết, hở ngực hở mông và các sì-căng-đan về tình ái cũng như đời tư của những “người của công chúng”.
Hầu như ngày nào cũng có vài vụ án cướp hiếp giết được đưa lên, từ báo in đến báo mạng. Vấn đề không phải đưa lên với mục đích cảnh báo răn đe, mà lại chỉ để đánh vào cái thị hiếu khát máu, bạo lực và dâm loạn của phần lớn cần lao An-nam thối tai khai bẹn. Các bạn có thể minh chứng điều này qua nhà thông thái đốc-tờ Gúc.
Và hậu quả tất yếu là reo rắc vào những cái đầu non nớt của những mầm non tương lai của đất nước lẫn những già hói óc phẳng như láng xi-măng với dục vọng đê hèn lấn át đạo đức và lòng tự trọng những sự tò mò, kích động lẫn bản năng thú vật.
Ví dụ chỉ trong 2 ngày, gần chục vụ việc như vậy tràn lan trên báo mạng: Nào là con trai đâm chết cha ở bãi rác, con trai giết mẹ chém anh, 2 con gái đánh và chửi bố, bác họ làm cháu mang bầu 6 tháng, quan hệ bất chính nên chị dâu và em chồng cùng tự tử, cụ bà 75 tuổi bị sát hại trong nhà, cặp đôi lõa thể chết trong nhà nghỉ, sát thủ đẹp trai giết bạn gái vì ghen tuông, bị đâm chết khi ngăn cản va chạm, học sinh lớp 8 đấm chết bạn, nữ sinh đánh hội đồng và lột áo đối thủ,…

Thursday, April 3, 2014

Bài Khổng (#3)


Chủ thuyết trị quốc của Khổng Khâu là sử dụng “nhân trị” và “đức trị”. Có nghĩa những kẻ làm quan phải qua một quá trình tu nhân tích đức trên cơ sở giáo lý của thánh hiền.
Dựa vào điều đó, bạn Khâu đã thành công trong việc thần thánh hóa tầng lớp cai trị. Đồng thời phân tầng xã hội một cách rõ rệt theo đẳng cấp, và những kẻ cai trị luôn là tầng lớp trên.
Chính vì thế, chủ thuyết của bạn Khâu đã cố tình đánh tráo các khái niệm và chuẩn mực của xã hội nhằm phục vụ tầng lớp cai trị. Biến sự khen thưởng công lao của người dưới theo quy định của pháp luật thành ân huệ do họ ban phát. Biến sự tuân thủ pháp luật của kẻ dưới thành sự phục tùng uy quyền cá nhân của người ở trên.
Điều đó khiến cho việc phân biệt giữa kẻ trên người dưới, kẻ sang người hèn được duy trì trong xã hội theo hướng độc đoán và vô pháp. Có nghĩa kẻ có quyền lực luôn tạo ra quyền uy riêng để bắt kẻ ở dưới chịu ơn và phục tùng. Và ngược lại kẻ dưới phải mang ơn và chấp nhận phục tùng kẻ trên thay vì tuân thủ pháp luật.